Thoái hóa đốt sống

1.Thoái hoá cột sống là gì?

Thoái hóa cột sống là thuật ngữ y khoa được sử dụng để mô tả tình trạng viêm xương khớp tại cột sống. Đây là một căn bệnh mãn tính, có thể xảy ra ở cột sống cổ, cột sống ngực (trên và giữa lưng) hoặc cột sống thắt lưng (phần lưng dưới). Trong đó, thoái hóa đốt sống cổ và thoái hóa cột sống thắt lưng là tình trạng phổ biến nhất.

2. Nguyên nhân

 

Thói quen sinh hoạt: Tư thế ngồi gù lưng, gập cổ, nằm gối quá cao hoặc vận động thể thao không đúng cách là những yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa ở cột sống.

Ăn uống không lành mạnh: Chế độ dinh dưỡng thiếu Canxi, Magie, Glucosamine hoặc Collagen tuýp II khiến cột sống ngày càng hư hại, tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp. Song song đó, thoái hóa đốt sống còn xuất phát từ thói quen tiêu thụ thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ hoặc lạm dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. Đó cũng là lý do vì sao một số người từ 30 – 35 tuổi đã bị thoái hóa cột sống trong khi người già 50 – 60 tuổi xương khớp còn chắc chắn và khỏe mạnh.

Đặc thù của công việc: Làm việc văn phòng, ít vận động hoặc lao động nặng nhọc sai tư thế khiến cột sống mất đi đường cong sinh lý, cả cơ thể gập cong về phía trước.

Thoái hóa cột sống do chấn thương: Các chấn thương trong quá trình sinh hoạt, vận động hoặc té ngã do tai nạn nếu không được điều trị dứt điểm, có thể khiến cột sống bị thoái hóa.

3. Triệu chứng thoái hóa cột sống phổ biến

3.1. Triệu chứng chung

  • Tình trạng đau nhức, cứng cơ lưng, cổ và vai gáy vào buổi sáng sớm.
  • Sốt, mệt mỏi, khó thở kèm theo co thắt dạ dày.
  • Đau cột sống âm ỉ, đồng thời cơn đau có tính chất cơ học (đau tăng khi vận động và giảm xuống khi nghỉ ngơi).
  • Yếu hoặc tê bì chân tay. Ở mức độ nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới dây thần kinh cột sống hoặc tủy sống.
  • Đau đầu, chóng mặt hoặc đau ở vai.

3.2. Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ

  • Đau nhức cổ, cứng cổ, khó khăn khi vận động cổ: cơn đau xuất hiện đột ngột với mức độ nặng, kéo dài trong vài giờ hoặc vài ngày. Triệu chứng đau có thể lan xuống một bên vai hoặc cánh tay.
  • Tình trạng tê, yếu liệt bả vai, cánh tay hoặc ngón tay.
  • Nấc ngáp, đau đầu, chóng mặt nếu bị thoái hóa đốt sống cổ C1 – C2.

3.3. Triệu chứng thoái hóa cột sống lưng

  • Xuất hiện cơn đau thắt lưng âm ỉ, kéo dài trong nhiều tuần.
  • Cơn đau có thể tăng lên khi người bệnh vận động, thực hiện tư thế cong, xoay người hoặc nâng vác đồ vật.
  • Khi tình trạng chuyển biến nghiêm trọng, các cơn đau ở lưng có thể lan xuống chân, gây tê liệt và mất thăng bằng khi di chuyển.
  • Thoái hóa đốt sống lưng gây mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột, kèm theo cơn đau co thắt cơ bắp.

4. Chẩn đoán thoái hóa cột sống bằng cách nào?

Ngoài dựa trên các triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống bằng cách yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh như:

  • X – Quang:Chụp X – quang giúp bác sĩ kiểm tra liệu cột sống có bị tổn thương về xương, gai đốt xương, mất đĩa hoặc sụn hay không.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): nhằm xác định nhữngtổn thương ở đĩa đệm và vị trí dây thần kinh cột sống bị thoát vị.
  • Một số xét nghiệm khác:điển hình như xét nghiệm máu nhằm loại trừ các bệnh lý gây đau cột sống như viêm cột sống dính khớp, lao cột sống.

5. Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa cột sống

5.1. Tập luyện một số bài tập tăng cường sức khỏe cột sống

Các bài tập giúp kéo giãn cột sống một cách tự nhiên, thúc đẩy phục hồi các tổn thương ở đốt sống, đồng thời hệ thống các khớp cũng trở nên linh hoạt và dẻo dai. Mặt khác, luyện tập thường xuyên là cách để người bệnh thoái hóa cột sống có tinh thần minh mẫn và cảm thấy thoải mái hơn.

Tuy nhiên nếu tập những bài không phù hợp có thể tạo áp lực thêm cho cột sống, bệnh có thể tiến triển nặng hơn, cơn đau nhức vẫn kéo dài. Chính vì vậy, người bệnh rất cần nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để lựa chọn các bài tập phù hợp cho mình.

5.2. Chữa thoái hóa cột sống bằng thuốc

Để điều trị thoái hóa cột sống dựa theo triệu chứng lâm sàng, có thể sử dụng một số loại thuốc như thuốc giảm đau như Paracetamol, thuốc chống viêm không Steroid, thuốc giãn cơ, thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm như Glucosamine Sulfate, thuốc ức chế IL1 và tiêm corticoid tại chỗ.

Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý, về cơ bản các loại thuốc chỉ hỗ trợ “khóa” cơn đau tạm thời, không thể phục hồi tác động tới các cấu trúc cột sống đã bị thoái hóa. Nếu ngưng sử dụng thuốc, các cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn trước đây. Chưa kể, nhiều bệnh nhân vì mong muốn nhanh khỏi bệnh đã tự ý tăng liều lượng sử dụng thay vì dùng theo chỉ định của bác sĩ, dẫn đến hậu quả là suy giảm chức năng gan và thận, tăng nguy cơ loét thủng hoặc chảy máu dạ dày.

5.3. Phẫu thuật cột sống

Phẫu thuật cột sống để giải quyết tình trạng thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống và hẹp ống sống kéo dài, gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Theo nhận định của chuyên gia, phẫu thuật cột sống tương đối nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người bệnh.

Điển hình như rủi ro từ quá trình gây mê toàn thân, có thể gây đau tim, đột quỵ, tổn thương não, buồn nôn, đau họng, khô miệng hoặc ớn lạnh. Ngoài ra, sau khi trải qua cuộc phẫu thuật liên quan tới cột sống, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng rối loạn đông máu, đau nhức hoặc thậm chí là nhiễm trùng.

5.4. Châm cứu hỗ trợ giảm đau

Theo triết lý của Y học Trung Hoa, châm cứu giúp khai thông khí huyết, khôi phục cân bằng của khí, kích thích cơ thể tự chữa lành. Ở góc độ khoa học, kim châm cứu tác động vùng cột sống bị tổn thương, đồng thời kích thích cơ thể sản sinh Endorphin – một loại chất giúp giảm đau và chống viêm tự nhiên.

Cơn đau do thoái hóa cột sống nhanh chóng được xoa dịu, tuy nhiên hiệu quả này chỉ duy trì tạm thời, vì chưa giải quyết triệt để nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, châm cứu vẫn có thể để lại một số tác dụng phụ hoặc rủi ro (như nhiễm trùng, liệt, teo cơ…) nên người bệnh cần hết sức cẩn trọng.

5.5. Các phương pháp hỗ trợ không dùng thuốc

Tùy mức độ bệnh, Mangala hỗ trợ tư vấn, chăm sóc, phục hồi cho bạn hoàn toàn không dùng đến thuốc. Bằng cách tác động đến các hệ cơ, huyệt vị, giúp bạn giảm đau, và quan trọng, cơ thể bạn tăng khả năng tự chữa lành.

Chúng tôi sẽ tư vấn các trường hợp cụ thể khi được tiếp xúc trực tiếp.

 

thịt chua phú thọ

Bài viết liên quan

Cải thiện chứng tay chân bị lạnh

Th11

2022

11

Cải thiện chứng tay chân bị lạnh

11/11/2022

Tay chân lạnh là một trong những dấu hiệu phản ảnh tình trạng bất ổn của cơ thể. Nguyên nhân có thể là do thiếu máu, khí huyết lưu thông kém, rối loạn nội tiết hoặc mắc các bệnh lý về tim mạch. Mách bạn cách sử dụng huyệt để cải thiện chứng này như sau:…

Đọc thêm
Hơ ngải cứu – Cứu Ngải lên huyệt: liệu pháp được Unesco công nhận di sản nhân loại

Th11

2021

25

Hơ ngải cứu – Cứu Ngải lên huyệt: liệu pháp được Unesco công nhận di sản nhân loại

25/11/2021

Chúng ta vẫn biết rằng, làm việc với một đoạn văn bản dễ đọc và rõ nghĩa dễ gây rối trí và cản trở việc tập trung vào yếu tố trình bày văn bản. Lorem Ipsum có ưu điểm hơn so với đoạn văn bản chỉ gồm nội dung kiểu “Nội dung, nội dung, nội…

Đọc thêm
Hơ ngải cứu – Cứu Ngải lên huyệt: liệu pháp được Unesco công nhận di sản nhân loại

Th11

2021

25

Hơ ngải cứu – Cứu Ngải lên huyệt: liệu pháp được Unesco công nhận di sản nhân loại

25/11/2021

Chúng ta vẫn biết rằng, làm việc với một đoạn văn bản dễ đọc và rõ nghĩa dễ gây rối trí và cản trở việc tập trung vào yếu tố trình bày văn bản. Lorem Ipsum có ưu điểm hơn so với đoạn văn bản chỉ gồm nội dung kiểu “Nội dung, nội dung, nội…

Đọc thêm
Hơ ngải cứu – Cứu Ngải lên huyệt: liệu pháp được Unesco công nhận di sản nhân loại

Th11

2021

25

Hơ ngải cứu – Cứu Ngải lên huyệt: liệu pháp được Unesco công nhận di sản nhân loại

25/11/2021

Chúng ta vẫn biết rằng, làm việc với một đoạn văn bản dễ đọc và rõ nghĩa dễ gây rối trí và cản trở việc tập trung vào yếu tố trình bày văn bản. Lorem Ipsum có ưu điểm hơn so với đoạn văn bản chỉ gồm nội dung kiểu “Nội dung, nội dung, nội…

Đọc thêm