Tam phục cứu
Cứu ngải là một phương pháp điều trị đã được lưu truyền lâu đời trong dân gian, là dùng sức nóng và hơi thuốc của nhang (hương) ngải tác động lên huyệt để kích thích tạo nên phản ứng của cơ thể nhằm mục đích phòng và trị bệnh. “Tam phục” là chỉ Sơ phục (ngày Canh thứ ba sau ngày Hạ chí) “Trung phục” là ngày Canh thứ tư sau ngày Hạ chí và Mạt phục (ngày Canh thứ nhất sau ngày Lập thu) vào khoảng trung tuần tháng 7 đến trung tuần tháng 8. Cứu ngải trong ngày Tam phục là một trong những phương pháp phòng và trị bệnh trong Trung y cổ truyền hiệu quả và được người dân Trung Quốc ưa chuộng.
Cứu ngải “Tam phục” là một trong những biện pháp dưỡng sinh và phòng, điều trị bệnh tật với đặc điểm hiệu quả, giá rẻ, dễ thực hiện, không có tác dụng phụ. Hiện nay đang là đầu tháng 8, đúng vào Trung phục, có rất nhiều bệnh viện Trung y đang quảng bá biện pháp này, bởi vì cứu ngải trong ngày tam phục để phòng và điều trị bệnh sẽ có hiệu quả gấp bội so với những ngày thường.
Tại sao vậy? Bởi vì văn hóa Trung Quốc chú trọng thiên nhân hợp nhất, tức hoạt động của con người phải thuận theo tự nhiên, làm việc gì cũng phải thuận theo thiên thời, tức là thời gian, thời tiết, môi trường tự nhiên, chỉ có như vậy cơ thể con người mới có thể hấp thu sức mạnh và dương khí mà thiên nhiên ban cho, có lợi cho điều chỉnh sức khỏe con người.
Mùa hè với thời tiết nắng nóng oi bức là mùa dương khí vượng nhất trong năm. Tam phục thuộc thử nhiệt, lại là thời tiết nóng nhất trong mùa hè, là thời điểm dương khí vượng nhất, âm khí suy nhất trong một năm. Còn cây ngải cứu, là cây thực vật với dương khí thịnh nhất dưới mặt đất. Cứu ngải trong Tam phục, có thể mượn sức nóng của cây ngải nhanh chóng thấm vào cơ thể con người, lại có thể mượn sự nắng nóng của thời tiết khử hàn khí trong cơ thể. Chúng ta thường thấy, vào mùa đông, vì thời tiết lạnh, các căn bệnh như phong thấp, viên khớp, viêm mũi, hen suyễn v.v. dễ tái phát, còn vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, dương khí thịnh hơn, sức khỏe con người lại tốt hơn mùa đông. Cho nên tuy mùa hè thời tiết thường xuyên nắng nóng, oi bức, ẩm thấp, nhưng lại chính là cơ hội tốt để tiến hành bổ thận bồi bổ dương khí. Đặc biệt là sử dụng cây ngải, cây thực vật với dương khí thịnh nhất trong ngày Tam phục, thật là một sự kết hợp hoàn hảo.
Cứu ngải Tam phục là sự kết hợp thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Một năm 365 ngày chỉ có một lần Tam phục, là cơ hội duy nhất và tốt nhất trong năm chúng ta có thể tận dụng sức mạnh của mặt trời để điều chỉnh sức khỏe. Ngày tam phục, mặt trời thịnh nhất, đó là thiên thời, dương khí trong cơ thể người cũng thịnh vượng nhất, đó là nhân hòa, cho nên là cơ hội tốt nhất điều động dương khí trong cơ thể để khử hàn tà. Mặt trời là thứ chí dương trên trời, dương khí vượng nhất trên trời, cây ngải cứu, là chí dương dưới đất, thứ thực vật dương khí vượng nhất dưới mặt đất, hơi nóng cây ngải cứu, là hơi nóng thuần dương, đó là địa lợi. Trung y cho rằng, trăm bệnh đều bắt nguồn từ hàn khí, hàn thì ứ, ứ thì ngưng, ngưng thì tắc. Còn thứ khử hàn thấp tốt nhất chính là cây ngải cứu. Chẳng hạn như rất nhiều bệnh phụ nữ như u tử cung, tăng sinh tuyến vũ v.v. đều do chứng hàn ngưng trệ gây nên. Cứu ngải trong ngày tam phục, mượn dương khí của mặt trời, cũng đúng vào lúc dương khí con người vượng nhất, lấy sức nóng của cây ngải cứu, thứ dương khí vượng nhất dưới mặt đất, là sự kết hợp hoàn hảo nhất để khử mọi hàn thấp, thông kinh lạc, cố bản phù dương, điều trị sức khỏe.
Vậy, cứu ngải tam phục chữa được bệnh gì?
Cứu ngải tam phục có thể điều trị những căn bệnh thuộc thể “Hàn” (bệnh do nhiễm lạnh) liên quan đến hệ thống hô hấp như viêm mũi, cảm cúm, viêm khí quản, hen suyễn. còn có thể điều trị phong thấp, viên khớp, đau cơ, khớp, mỏi lưng, các loại bệnh phụ khoa như đau bụng kinh, u tử cung, tăng sinh tuyến vũ; tiêu chảy, thận hư, chân tay lạnh, cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường v.v.
Cách sử dụng ngải cứu:
Hương ngải cứu hay còn gọi là nhang ngải cứu, là loại nhang được làm từ ngải cứu phơi khô, tán nhỏ lấy phần lông trắng, phần lông đó được gọi là ngải nhung.
Để hương ngải cứu có thể chữa được bệnh cần đốt lửa, truyền nhiệt vào các vị trí huyệt đạo, làm tan máu bầm, giảm đau, giảm sưng.
Có hai cách dùng cứu ngải là điếu ngải và mồi ngải. Điếu ngải là cuốn ngải cứu thành điếu, đốt đầu điếu rồi hơ lên huyệt ở khoảng cách 2 cm cho đến khi thấy nóng ấm dễ chịu là được. Mồi ngải là những viên lá ngải cứu được vo nhỏ đặt lên vị trí huyệt (có thể đặt trên một lát gừng mỏng xuống dưới, gọi là cứu gián tiếp) rồi đốt cháy cho đến 1/2 hoặc 2/3 thì thay mồi ngải khác, đến khi chỗ cứu cảm thấy ấm nóng và có quầng đỏ là được.
Có 4 cách cứu ngải. Cứu ấm: Hơ điếu ngải trên huyệt cho đến khi bệnh nhân cảm thấy ấm và dễ chịu. Cứu mổ cò: Đưa ngải cứu để gần sát da, khi bệnh nhân cảm thấy nóng thì đưa lên. Cứu xoay tròn: Để điếu ngải ở gần huyệt, khi cảm thấy đủ ẩm thì di chuyển xung quanh huyệt theo vòng tròn. Cứu nóng: Đưa điếu ngải lại gần da và rà tìm điểm nóng rát, khi nào thấy nóng rát như bỏng thì nhấc lên. Hệ thống huyệt vị sử dụng trong cứu ngải cơ bản giống như trong châm cứu nói chung.
Cứu ngải không được áp dụng cho các bệnh lý thể “nhiệt” và có thể gây bỏng da vùng cứu nếu làm không đúng cách, vì vậy cần hết sức chú ý khi thực hiện ở những vùng có liên quan đến thẩm mỹ (mặt) hoặc ở gần các khớp, vì có thể bị bỏng gây ra sẹo xấu hay sẹo co rút. Nếu không thật sự chắc chắn về kỹ thuật thì tốt nhất là nên đến các cơ sở y học dân tộc để được hướng dẫn và điều trị.
Cách bào chế mồi ngải cứu:
Ngải cứu tốt nhất là thu hái vào 12 giờ trưa tết Đoan ngọ, đem phơi khô. Sau đó sẽ chế thành mồi ngải cứu (viên ngải nhung) tùy theo kích cỡ, cuộn thành điếu ngải và phải cuốn bằng giấy dó.
Tùy thuộc vào từng thể bệnh mà có 3 cách cứu sau:
– Cứu trực tiếp vào huyệt bằng (viên ngải nhung): dùng điếu ngải hơ trực tiếp trên da.
– Cứu gián tiếp vào các huyệt trên da, dùng mồi ngải cứu gián tiếp qua lát gừng, tỏi, muối
– Ôn châm cứu: Sau khi đã châm kim, cắm vào đốc kim một điếu ngải 2 – 3 cm hoặc hơ điếu ngải ở đốc kim. Sức nóng của ngải truyền qua thân kim vào huyệt vị đã châm.
Bài viết liên quan
11/11/2022
Tay chân lạnh là một trong những dấu hiệu phản ảnh tình trạng bất ổn của cơ thể. Nguyên nhân có thể là do thiếu máu, khí huyết lưu thông kém, rối loạn nội tiết hoặc mắc các bệnh lý về tim mạch. Mách bạn cách sử dụng huyệt để cải thiện chứng này như sau:…
Đọc thêm
12/10/2022
1.Thoái hoá cột sống là gì? Thoái hóa cột sống là thuật ngữ y khoa được sử dụng để mô tả tình trạng viêm xương khớp tại cột sống. Đây là một căn bệnh mãn tính, có thể xảy ra ở cột sống cổ, cột sống ngực (trên và giữa lưng) hoặc cột sống thắt…
Đọc thêm
25/11/2021
Chúng ta vẫn biết rằng, làm việc với một đoạn văn bản dễ đọc và rõ nghĩa dễ gây rối trí và cản trở việc tập trung vào yếu tố trình bày văn bản. Lorem Ipsum có ưu điểm hơn so với đoạn văn bản chỉ gồm nội dung kiểu “Nội dung, nội dung, nội…
Đọc thêm
25/11/2021
Chúng ta vẫn biết rằng, làm việc với một đoạn văn bản dễ đọc và rõ nghĩa dễ gây rối trí và cản trở việc tập trung vào yếu tố trình bày văn bản. Lorem Ipsum có ưu điểm hơn so với đoạn văn bản chỉ gồm nội dung kiểu “Nội dung, nội dung, nội…
Đọc thêm